Skip to main content

BÀI DỰ THI QUẢNG BÁ CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT VÀ BÁO CHÍ VỀ CHỦ ĐỀ “HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH BÁC HỒ, BÁC TÔN” TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2024 - 2025

 

ĐẢNG BỘ XàLONG HOÀ

CHI BỘ TRƯỜNG MẪU GIÁO 

*********

   BÀI DỰ THI QUẢNG BÁ CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT VÀ BÁO CHÍ VỀ CHỦ ĐỀ “HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH BÁC HỒ, BÁC TÔN” TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2024 - 2025

THỂ LOẠI

CÂU CHUYỆN TRUYỀN THANH

 “MỘT GIỌT MÁU CHO ĐI, 

MỘT CUỘC ĐỜI Ở LẠI”

    Người Viết:  Phạm Thị Phương Thảo

                                                                                                               Năm sinh: 1974

                                                                                                               Chức vụ: Giáo viên – Đảng viên

                                                                                                               Điện thoại: 0917187707

BÀI DỰ THI QUẢNG BÁ CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT VÀ BÁO CHÍ VỀ CHỦ ĐỀ “HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH BÁC HỒ, BÁC TÔN” TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2024 - 2025

Thể loại:   Câu chuyện truyền thanh.

        “MỘT GIỌT MÁU CHO ĐI, MỘT CUỘC ĐỜI Ở LẠI”

 

Nhân vật:

- Bà Phúc

- Hậu con bà Phúc

- Ông Tâm, chồng bà Phúc

- Hoa, Cán bộ Hội chữ thập đỏ xã

 

Mỗi ngày trôi qua, trên khắp đất nước Việt Nam, có biết bao nhiêu người bệnh đang phải vật lộn với những cơn đau, giành giật sự sống từng giây từng phút. Bên cạnh họ, luôn có những tấm lòng cao cả sẵn sàng sẻ chia, trao tặng những giọt máu quý giá. Hiến máu nhân đạo không chỉ là một hành động, mà là biểu tượng của tình yêu thương và trách nhiệm cộng đồng.

Hiến máu là nghĩa cử cao đẹp cho cộng đồng. Tuy vậy, nhiều người vẫn còn ngại ngần về việc hiến máu có thể gây tổn hại sức khỏe. 

Câu chuyện truyền thanh sau đây với tiểu phẩm “Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại” sẽ cung cấp những thông tin về lợi ích của việc tham gia hiến máu nhân đạo. 

 Vào một buổi sáng tại nhà của bà Phúc.

Hậu:  Mẹ ơi mẹ! ngày 4 tháng 3 tới đây huyện mình tổ chức hiến máu tình nguyện Mẹ cho con đi tham gia hiến máu nghen mẹ.

Bà Phúc:  Hổng được đâu con ơi, cái thân con nhỏ xíu thế này, ốm tong ốm teo mà đòi tham gia hiến máu cái gì, vả lại mẹ sợ hiến máu có hại cho sức khỏe lắm đó. Mẹ thấy máu là nguồn duy trì sự sống cho cơ thể mình, rồi tự dưng để người ta lấy đi, lở con có mệnh hệ gì rồi sao? Mẹ không cho con đi đâu.

Hậu: Không sao đâu Mẹ, mấy đứa bạn của con có đứa tham gia hiến máu mười mấy lần  kìa, thấy nó khỏe mạnh mà mẹ. Vả lại con thấy hiến máu có lợi cho sức khỏe mà. Theo con biết hiến máu có lợi là: Làm giảm lượng sắt dư thừa trong cơ thể, đồng thời những chất thải, chất oxy hóa cũng được loại bỏ.

Con còn biết, người hiến máu được khám và kiểm tra sức khỏe miễn phí như đo huyết áp, nhịp tim, cân nặng, lượng hồng cầu trong máu,…Nếu đạt được những yêu cầu này, nhân viên y tế mới tiến hành lấy máu  và sau khi hiến máu, cơ thể sẽ huy động các tế bào máu mới để bù đắp lượng máu đã mất đi. Máu mới giúp cơ thể khỏe mạnh, tinh thần phấn chấn, vui vẻ hơn,…

 Hiến máu vừa cứu sống người khác, vừa là cách kiểm tra sức khỏe định kỳ cho bản thân. Hơn nữa, sau khi hiến máu, máu của con  sẽ được sàng lọc và kiểm tra, giúp nhận biết sớm hơn nguy cơ mắc bệnh đó mẹ

Bà Phúc: Mẹ nói rồi đó nghen, không có đi đâu hết

Ông Tâm: Tui thấy con Hậu nó nói đúng đó bà. Người ta tham gia hiến máu thấy sức khỏe tốt mà có gì đâu mà bà lo

Bà Phúc: ông biết cái gì? Tôi nói rồi không cho con Phúc nó đi hiến máu đâu đó nghen. Lở hiến máu về nó bị bệnh rồi tui với ông phải làm sao, con mình, mình phải bảo vệ chứ.

 Ông Tâm: bà đó, người gì đâu mà bảo thủ quá hà, không biết phân biệt đúng sai gì hết, con mình nó biết nghĩ đến lợi ích cho xã hội và tình nguyện tham gia hiến máu là một việc làm tốt, có đâu mà bà lại cản không cho đi chứ. Hậu, con cứ đi hiến máu đi, ba cho con đi đó. Ba ủng hộ con gái của ba.

Hậu: nhưng mà con……con

Bà Phúc: Ngon rồi he, hôm nay hai cha con ông dám cãi lại tui he, giỏi rồi, tôi biết rồi, cái nhà này giờ đây lời nói của tôi người ta coi như nước đổ lá môn mà, có ai chịu nghe lời nói của tôi đâu.

Ông Tâm:  Không phải cha con tôi không nghe lời của bà, mà tôi thấy nếu bà nói đúng thì cha con tôi ủng hộ hai tay, hai chân, còn bà mà bảo thủ, ích kỷ cá nhân….cha con tôi không nghe đâu.

Bà Phúc: Được rồi, hai cha con ông làm gì thì làm, từ đây về sau tui không thèm đếm xỉa tới nữa. Cha con ông muốn làm gì thì làm đi. Tôi thấy ở trong cái nhà này ngột ngạt quá .

Âm thanh tiếng đá chổi xe gắn máy, tiếng dẫn xe

Ông Tâm: bà lấy xe đi đâu vậy

Bà Phúc: đi đâu kệ tui

Nhạc chuyển cảnh

Phát thanh viên: Nói chuyện với cha con ông Tâm xong, bà Phúc vội chạy xe đi 

( Tiếng xe gắn máy chạy)

Phát thanh viên: Đến ngã ba đường, bà Phúc ghé vào nhà của Hoa

Hoa: ủa! chị Phúc. Trời ơi! Mới sáng sớm mà mặt mày bí xị vậy,  bộ ai chọc giận chị hả

Bà Phúc:  thì cha con ông Tâm chứ ai trồng khoai đất này.

Hoa: Mà chọc giận chị gì chuyện gì vậy, chị nói em nghe coi, coi em có giúp ích gì cho chị được không?

Bà Phúc:  Thì chuyện con Hậu nó xin đi tham gia hiến máu tình nguyện, chị không cho đi, vì sợ hiến máu có hại cho sức khỏe. Vì chuyện này mà ông hai ổng nói chị bảo thủ, ích kỷ, em coi có tức không?

Hoa:  Em thấy cha con của Hậu nói đúng đó chị. Hiến máu là việc làm tốt mà chị, vì hiến máu đem lại niềm vui khi được cứu sống người khác. Ngoài ra khi tham gia hiến máu mình được kiểm tra sức khỏe miễn phí nè, vả vại hiến máu có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư và mắc bệnh tim mạch đó chị. Ngoài ra hiến máu còn tăng sức đề kháng đó chị. Như em nè, em đã tham gia hiến máu được 16 lần rồi đó chị.

Bản thân em thấy  rằng hiến máu là việc làm có lợi, mỗi giọt máu mà mình cho đi chứa đựng nhiều ý nghĩa, mang lại cơ hội sống cho nhiều người nên năm nào em cũng tham gia hiến máu và em có suy nghĩ rằng  lượng máu chưa bao giờ là đủ khi còn có nhiều bệnh nhân đang cần máu trong cấp cứu và điều trị đó chị.

Bà Phúc: Vậy hả em, vậy mà bấy lâu nay chị cứ tưởng hiến máu có hại cho sức khỏe không hà, nên hổng cho con Hậu con của chi đi hiến máu

Nghe em nói vậy, để chị về suy nghĩ lại. Thôi chị về nghen

Hoa: dạ! chị về

Nhạc  chuyển cảnh

Hậu: Ba ơi Ba, hình như Mẹ về rồi kìa Ba

Ông Tâm: ờ, bả chứ ai. Chút nữa mẹ con vào nhà, con đừng nói gì hết. Còn chuyện tham gia hiến máu để Ba lo.

Tiếng xe chạy đến, tiếng mở cửa gào.

Ông Tâm:  ủa! sao bà về nhanh vậy. Hồi nãy ai nói hổng thèm điếm xỉa với cha con tôi vậy kìa, giờ sao lại về rồi,  tưởng đâu bà đi luôn rồi chứ.

Mà sao hồi nãy lúc đi tui  thấy mặt bà sắc khí hầm hầm, giờ về lại tươi như hoa vậy

Bà Phúc: thì tui…tui

Ông Tâm:  Tui biết rồi chắc có ai giảng đạo cho bà nghe rồi phải không và bà suy nghĩ việc làm của cha con tôi là đúng nên ăn năn hối hận rồi chứ gì.

Bà Phúc: Cái gì ăn năn hối hận chứ, tôi có làm chuyện gì lầm lỗi đâu mà ăn năn hối hận. Chẳng qua là tôi nghe con Hoa nó nói hiến máu có lợi cho sức khỏe và cho tôi lời khuyên nên cho con Hậu đi tham gia hiến máu nên tôi thấy mình cần phải thay đổi cách nhìn và để con mình tham gia hiến máu lần này

Hậu: Hoan hô Mẹ, Mẹ của con là số một luôn

Bà Phúc: Mẹ cho con đi tham gia hiến máu lần này đó, nhưng Mẹ cũng hơi lo không biết con có biết trước khi tham gia hiến máu phải chuẩn bị gì không hả con?

Hậu: Mẹ khỏi lo cho con đâu, con đã tìm hiểu trên mạng rồi. Con được biết trước ngày hiến máu không được thức quá khuya, không uống rượu bia... 

Trước khi đến cho máu nên ăn nhẹ, không ăn chất có nhiều đường, mỡ. Đồng thời duy trì lượng sắt ổn định bằng cách ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt như: thịt bò, thịt heo, cá, sữa, đậu, rau chân vịt và nho, uống nhiều nước. 

Sau khi hiến máu thì tránh tập thể dục với cường độ mạnh trong hai  ngày đầu.

 Tránh thức uống chứa caffeine hoặc cồn và nên uống thật nhiều nước, bổ sung thực phẩm giàu sắt.

Bà Phúc: vậy là mẹ yên tâm rồi. Cũng may mẹ hiểu ra sớm về việc hiến máu nhân đạo là một việc làm tốt, nếu không mẹ đã bỏ qua cơ hội để con gái của Mẹ làm một việc làm tốt rồi

Ông Tâm: bà nghỉ như vậy cha con tôi mừng lắm. Vợ chồng mình có một đứa con gái duy nhất, không có gì vui hơn là con mình nó đóng góp được việc làm có ích cho xã hội. Vì “ Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại” bà hé

Nhạc! chèn bài hát: Hiến máu nhân đạo

Phát thanh viên: Quý vị và các bạn vừa nghe tiểu phẩm câu chuyện truyền thanh với nhan đề “ Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”. Và đây đã trở thành phương châm sống của rất nhiều người. "Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại". Câu nói ấy nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm với cộng đồng và về sức mạnh của tình người... đôi khi chỉ cần một hành động nhỏ bé cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn lao. Một giọt máu nhỏ bé có thể cứu sống một con người, mang lại hạnh phúc cho cả một gia đình.

Thông điệp mang ý nghĩa lan tỏa yêu thương và những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Khi một người hiến máu, họ không chỉ giúp đỡ người bệnh mà còn truyền cảm hứng cho những người khác, khuyến khích họ cùng tham gia vào hành động ý nghĩa này. thể hiện truyền thống "Thương người như thể thương thân" của dân tộc Việt Nam. Hiến máu không chỉ là trách nhiệm mà còn là niềm vui, là hạnh phúc khi được sẻ chia và giúp đỡ người khác.

Kính thưa quý vị, câu chuyện truyền thanh tôi vừa kể "Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại" là một lời nhắc nhở về giá trị của sự sống, sức mạnh của sự sẻ chia và ý nghĩa của những hành động nhỏ bé. Nó khuyến khích mỗi người hãy sống yêu thương, trách nhiệm và sẵn sàng giúp đỡ những người xung quanh, là một lời nhắc nhở về giá trị của sự sống, sức mạnh của sự sẻ chia và ý nghĩa của những hành động nhỏ bé. Nó khuyến khích mỗi người hãy sống yêu thương, trách nhiệm và sẵn sàng giúp đỡ những người xung quanh.

Hiến máu nhân đạo là một nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tình người và trách nhiệm cộng đồng. Mỗi giọt máu cho đi là một hành động nhân ái, góp phần cứu sống người bệnh và xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. Là cán bộ, giáo viên, chúng ta cần hiểu rõ ý nghĩa của việc hiến máu và tích cực tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh tham gia vào phong trào này, để lan tỏa tinh thần nhân ái và góp phần xây dựng một cộng đồng giàu lòng nhân ái.

Hẹn gặp lại quý vị và các bạn trong câu chuyện truyền thanh kỳ sau. Cảm ơn quý vị và các bạn đã quan tâm theo dõi!

 

                                      Người viết

 

 

                                                                                                                                          Phạm Thị Phương Thảo