BÀI DỰ THI Cuộc thi sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật và báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Bác Hồ, Bác Tôn” tỉnh An Giang, giai đoạn 2024 – 2025
BÀI DỰ THI
Cuộc thi sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học,
nghệ thuật và báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Bác Hồ, Bác Tôn” tỉnh An Giang, giai đoạn 2024 – 2025
Chủ đề:
Tôn vinh cá nhân tiêu biểu trong việc nhận thức và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Bác Hồ, Bác Tôn được thể hiện trong việc tích cực đóng góp tài năng, trí tuệ, sức lực và tâm huyết của mình cho đất nước trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng.
Họ và tên tác giả: PHAN THUÝ MINH
Đơn vị công tác: Trường THCS Long Hòa
Số điện thoại: 0368. 119.755
MÃ BÀI DỰ THI: ………………..
BÀI DỰ THI
Cuộc thi sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học,
nghệ thuật và báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Bác Hồ, Bác Tôn” tỉnh An Giang, giai đoạn 2024 – 2025
Chủ đề
Tôn vinh cá nhân tiêu biểu trong việc nhận thức và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Bác Hồ, Bác Tôn được thể hiện trong việc tích cực đóng góp tài năng, trí tuệ, sức lực và tâm huyết của mình cho đất nước trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng
Thể loại: Bài viết về gương người tốt việc tốt.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất và là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Cuộc đời và sự nghiệp của Người đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta một di sản tư tưởng văn hoá cao cả và tấm gương đạo đức cách mạng trong sáng: “Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”. Tấm gương đạo đức cách mạng của Người là chuẩn mực tiêu biểu về đạo đức của con người mới Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là niềm tin, lý tưởng cách mạng và trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta; đặc biệt có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc đối với việc giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng cán bộ, viên chức, công chức trong thời kỳ mới, góp phần quan trọng hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ của Đảng và nhân dân giao cho.
Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, các thầy cô giáo - những con người gắn bó với “sự nghiệp trồng người” luôn là những “ngọn đuốc soi sáng” cho thế hệ trẻ trong tương lai. Một trong số những tấm gương “ soi dường dẫn lối” ấy chính là Thầy Đỗ Hoài Nam – giáo viên dạy môn Toán tại Trường Trung học cơ sở Long Hoà, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
Thầy Đỗ Hoài Nam, sinh năm 1986, lớn lên trong một gia đình có truyền thống “trồng người, dạy con”, nơi mà những giá trị nhân văn được hun đúc từ nhỏ đã sớm in đậm vào tâm trí của thầy. Từ những ngày đầu đến trường, thầy đã bộc lộ niềm đam mê học tập mãnh liệt, đặc biệt là với môn Toán – một môn học đòi hỏi tư duy logic và sự kiên nhẫn. Những giờ học Toán không chỉ là lúc thầy mải mê với những con số, công thức mà còn là thời gian để thầy ấp ủ những ước mơ, những hoài bão về một tương lai tươi sáng và ý nghĩa. Trong quá trình học tập, thầy Nam luôn đề cao tinh thần tự học, học đi đôi với hành. Chính điều đó đã giúp thầy không chỉ chinh phục được môn Toán mà còn nắm vững các kiến thức khác, mở ra cho thầy nhiều cánh cửa tri thức. Tinh thần ham học và lòng yêu nghề đã trở thành nền tảng vững chắc cho sự nghiệp giảng dạy sau này.
Năm 2008, với tấm bằng Đại học trong tay và khát vọng cháy bỏng được truyền đạt tri thức cho thế hệ trẻ, thầy Nam bắt đầu bước vào “sự nghiệp trồng người” của mình tại trường THCS Long Hoà. Là một giáo viên trẻ cùng với lòng nhiệt huyết, Thầy Nam đã sớm nhận ra rằng, để truyền đạt kiến thức một cách hiệu quả, thì không chỉ cần có kiến thức vững vàng mà còn cần phải biết cách thổi hồn vào bài giảng, tạo sự kết nối giữa lý thuyết và thực tiễn. Từ đó, thầy đã không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, kết hợp giữa dạy truyền thống và hiện đại, tạo nên những tiết học sinh động, mang đậm chất “dạy – học – chơi” nhưng vẫn đảm bảo truyền đạt đầy đủ kiến thức cho học sinh giúp các em hiểu bài và yêu thích môn học vốn khô khan và khó hiểu này.
Nhìn thấy được tiềm năng và sự nổ lực của thầy, Ban Giám Hiệu nhà trường, đứng đầu là Hiệu Trưởng thầy Trần Thiện Chơn đã mạnh dạn giới thiệu và đề cử thầy được đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Năm 2010, Thầy Nam chính thức gia nhập Đảng, một bước ngoặt đánh dấu cam kết sâu sắc với lý tưởng cách mạng và trách nhiệm của một người giáo viên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việc gia nhập Đảng không chỉ là sự khẳng định niềm tin vào con đường cách mạng của thầy, mà còn là lời hứa hẹn rằng, trong từng giây từng phút làm việc, thầy sẽ luôn hướng tới mục tiêu vì lợi ích của tập thể, của cộng đồng và của đất nước. Sự kiện này đã càng làm tăng thêm động lực cho thầy khi đứng trước lớp học, bởi mỗi bài giảng không chỉ là sự truyền đạt kiến thức mà còn là bài học về đạo đức, về lòng nhân ái, lòng yêu nước và tinh thần tự lực, tự cường – những giá trị cốt lõi mà Bác Hồ, Bác Tôn đã để lại cho thế hệ sau.
Đối với Thầy Nam, tư tưởng, đạo đức và phong cách sống của Bác Hồ, Bác Tôn luôn là kim chỉ nam để thầy học tập và noi theo. Qua từng việc làm cụ thể, thầy đã và đang noi theo những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, sáng ngời về lòng yêu nước, sự hy sinh và tinh thần dấn thân hết mình vì lý tưởng cách mạng của các bậc tiền nhân. Trong mỗi bài giảng, ngoài việc truyền đạt kiến thức Toán học, thầy còn khéo léo lồng ghép những bài học về đạo đức, về tình yêu quê hương đất nước, giúp học sinh không chỉ biết học mà còn biết sống, biết làm người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do.” Thầy Nam đã thấm nhuần triết lý ấy trong từng hành động của mình. Dù là trong giờ dạy học hay ngoài giờ làm việc, thầy luôn coi trọng việc giáo dục nhân cách, dạy cho học sinh biết trân trọng những giá trị sống cao đẹp, biết yêu thương, chia sẻ và giúp đỡ những người xung quanh.
Thầy luôn khuyến khích học sinh đặt câu hỏi, thảo luận và cùng nhau tìm tòi giải quyết vấn đề, tạo nên một môi trường học tập sáng tạo và năng động. Điều này không chỉ giúp các em tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả mà còn rèn luyện kỹ năng tư duy độc lập, sáng tạo – những phẩm chất cần thiết cho cuộc sống sau này.
Trước sự thay đổi không ngừng của thời đại và nhu cầu đổi mới giáo dục, Thầy Nam luôn biết cách làm mới mình, không ngừng tìm tòi, sáng tạo trong phương pháp giảng dạy. Không chỉ dừng lại ở việc truyền đạt kiến thức một cách “định hình”, thầy còn khéo léo áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, sử dụng các phần mềm, ứng dụng trực tuyến giúp bài giảng trở nên sinh động và dễ hiểu hơn. Trong các tiết học, thầy luôn tạo điều kiện cho học sinh được trải nghiệm và thực hành, từ đó rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy phản biện và sáng tạo. Các bài toán mà thầy đưa ra không chỉ dừng lại ở những con số khô khan, mà luôn được gắn liền với những tình huống thực tế, giúp học sinh hiểu rõ hơn về ứng dụng của Toán học trong đời sống và trong các ngành nghề khác nhau.
Một trong những đóng góp quan trọng của Thầy Nam đối với nhà trường và cộng đồng chính là việc lan tỏa tinh thần “tự học, tự lực” cho học sinh. Đối với những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt như trường hợp của em Tiêu Huy Thịnh lớp 8A2, một học sinh khuyết tật, thầy không chỉ dạy cho em kiến thức mà còn truyền đạt cho em tinh thần vượt khó, biết tự tin và độc lập trong học tập.
Thầy luôn tạo điều kiện cho Huy Thịnh tự chủ trong quá trình học tập, khuyến khích em tìm tòi và tự giải quyết các bài toán khó. Qua việc làm đó, thầy không chỉ giúp các em có được kiến thức vững vàng mà còn trang bị cho các em kỹ năng tư duy và khả năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống.

(Ảnh: Em Tiêu Huy Thịnh học sinh lớp 8A2 )

(Ảnh: Thầy Nam hướng dẫn em Thịnh học tập )
Bên cạnh công việc giảng dạy, Thầy Nam còn tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, góp phần xây dựng cộng đồng gắn kết, chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau. Với tấm lòng nhân ái, thầy luôn sẵn sàng giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, thầy đã tự nguyện dành thời gian, công sức và đôi khi cả tiền bạc để chăm sóc, hỗ trợ những người bệnh nghèo không có khả năng chi trả trong quá trình điều trị.
(Ảnh: thầy Nam và Tổ từ thiện Long Hoà hỗ trợ bé Trịnh Kha Bảo Thuý Phượng điều trị tại bệnh viện Da Liễu TPHCM )
Thầy cùng với Tổ từ thiện xã Long Hoà còn tích cực tổ chức và tham gia vào các phong trào cộng đồng nhằm lan tỏa thông điệp về tình yêu thương và sự sẻ chia. Thầy đã từng cùng với những người bạn trong nhóm thiện nguyện và các Mạnh Thường Quân tổ chức nhiều chương trình quyên góp, các buổi từ thiện, để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.

(Ảnh: thầy Nam và Tổ từ thiện Long Hoà đến huyện Tri Tôn và Tịnh Biên phát 140 phần quà cho người dân tộc gặp hoàn cảnh khó khăn )

(Ảnh: thầy Nam và Tổ từ thiện Long Hoà hỗ trợ cung cấp nước ngọt tại xã Tân Phước huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang ngày 06/05/2024)
Các chuyến đi thiện nguyện này, không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho những người gặp khó khăn mà còn giúp xây dựng một cộng đồng đoàn kết, gắn bó và tràn đầy niềm tin vào tương lai. Qua đó, Thầy Nam đã chứng minh rằng, giáo dục không chỉ gói gọn trong bốn bức tường lớp học mà còn lan tỏa ra toàn xã hội, góp phần xây dựng một nền văn hóa sống văn minh, giàu lòng nhân ái.
Trong cuộc sống, không phải ai cũng có thể dễ dàng vượt qua những khó khăn, thử thách. Nhưng đối với thầy Nam, những trở ngại đó chỉ càng thêm khích lệ thầy phấn đấu. Dù gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống cá nhân lẫn công việc giảng dạy, thầy luôn giữ vững niềm tin, lòng yêu nghề và ý chí vượt qua mọi thử thách để có thể mang lại niềm hy vọng cho những người xung quanh. Chính qua những thử thách ấy, thầy đã cho chúng ta thấy rằng, lòng nhân ái không bao giờ phụ lòng người, và chỉ cần có tình yêu thương, mọi khó khăn đều có thể vượt qua.
Một trong những điểm mạnh nổi bật của Thầy Nam chính là tinh thần “lạc quan, cởi mở” khi tiếp xúc với mọi người. Dù là với học sinh, phụ huynh hay đồng nghiệp, thầy luôn biết cách lắng nghe và chia sẻ, từ đó tạo nên một mối quan hệ gắn bó, tin cậy và đầy ấm áp. Chính tinh thần đó đã giúp thầy trở thành cầu nối giữa ngôi trường và cộng đồng, mang lại sự đồng thuận và hợp tác trong mọi hoạt động chung. Sự cởi mở của thầy còn được thể hiện qua những cuộc trò chuyện thân mật sau giờ học, khi mà học sinh có thể thoải mái chia sẻ tâm tư, nguyện vọng cũng như những khó khăn trong cuộc sống. Qua đó, thầy không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn là người bạn, người tâm sự, giúp các em vượt qua những thử thách cá nhân, tự tin bước vào đời.
Thầy luôn tin rằng, mỗi hành động nhỏ đều có thể tạo nên sự khác biệt lớn, và mỗi người đều có thể đóng góp vào sự phát triển chung của cộng đồng. Chính tinh thần đó đã truyền cảm hứng cho nhiều người, từ học sinh đến các bậc phụ huynh, từ đồng nghiệp đến những người bạn trong cộng đồng, cùng nhau chung tay xây dựng một xã hội đầy tình người và lòng nhân ái.
Không ít lần, trong những giai đoạn học tập đầy thử thách, khi các em học sinh gặp khó khăn về kiến thức lẫn tâm lý, Thầy Nam luôn là người “dẫn lối” cho các em vượt qua. Thầy không chỉ dùng những lời khuyên, những bài học kinh nghiệm mà còn là hình ảnh sống động của sự kiên trì, lòng nhiệt huyết và tinh thần không bao giờ bỏ cuộc.
Các học sinh từng chia sẻ rằng, nhờ có sự động viên và chỉ bảo tận tâm của thầy, nhiều em đã có thêm nghị lực để tự tin đối mặt với những kỳ thi quan trọng, để vượt qua những rào cản trong học tập. Hình ảnh thầy bên cạnh các em, cùng nhau giải bài tập, cùng nhau chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống đã trở thành nguồn động viên lớn lao, giúp các em nhận ra rằng, ở đâu có tình yêu thương và sự sẻ chia, ở đó luôn có sức mạnh để chiến thắng mọi thử thách.
Trên con đường xây dựng và phát triển nền giáo dục, những con người như Thầy Đỗ Hoài Nam luôn là những ngọn đèn soi sáng, dẫn lối cho thế hệ trẻ. Với niềm đam mê, sự cống hiến và lòng nhân ái sâu sắc, thầy đã không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn gieo mầm những giá trị sống cao đẹp, dạy cho học sinh biết yêu thương, sẻ chia và vượt qua mọi khó khăn.
Qua từng tiết học, qua từng hành động cụ thể, Thầy Nam đã sống đúng với lời dạy của Bác Hồ, Bác Tôn – sống vì lợi ích của nhân dân, vì sự nghiệp trồng người và vì tương lai của đất nước. Sự cống hiến của thầy không chỉ là tấm gương sáng cho học trò mà còn là nguồn động lực mạnh mẽ cho toàn xã hội, nhắc nhở mỗi người chúng ta rằng, để xây dựng một đất nước văn minh, phồn vinh, chúng ta cần biết đặt tình yêu thương và lòng nhân ái lên hàng đầu.
Nhìn lại chặng đường đã qua, từ những ngày còn là một học trò đam mê kiến thức cho đến khi trở thành một người thầy tận tụy, Thầy Nam đã minh chứng rằng, không có thành công nào đến dễ dàng. Mỗi giờ dạy học, mỗi lần cầm bút, mỗi hành động chia sẻ của thầy đều mang trong mình cả một tấm lòng yêu nghề, yêu học trò và yêu quê hương đất nước.
Hôm nay, khi chúng ta cùng nhau tôn vinh Thầy Đỗ Hoài Nam, không chỉ vì những thành tích nổi bật trong công tác giảng dạy mà còn vì hình ảnh một con người sống với niềm tin vững chắc vào lý tưởng cách mạng, với lòng nhân ái sâu sắc và với tinh thần không ngừng vươn lên, chúng ta càng nhận ra rằng, những giá trị đó là nguồn động lực vô giá cho sự phát triển của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng.
Lời hẹn với tương lai của Thầy Nam là lời hứa với thế hệ trẻ: hãy luôn giữ lửa đam mê, hãy luôn sống có lý, hãy luôn nhớ rằng, mỗi con người đều có thể góp phần làm thay đổi thế giới theo hướng tốt đẹp hơn. Và như thế, hành trình của thầy Đỗ Hoài Nam – người dạy Toán tài ba, – một người Đảng viên chuẩn mực sẽ tiếp tục là ngọn đuốc soi sáng cho bao thế hệ sau noi theo.
Bài dự thi này được tôi viết với niềm tự hào và lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy Đỗ Hoài Nam – một đồng nghiệp mẫu mực, một người dẫn lối bằng trái tim rộng mở. Những việc làm của thầy Nam không chỉ là biểu tượng của sự cống hiến trong ngành giáo dục mà còn là tấm gương sáng về lòng nhân ái, sự hy sinh và tinh thần đoàn kết. Qua từng trang viết, tôi càng thấm nhuần được thông điệp rằng: giáo dục không chỉ là truyền đạt kiến thức mà còn là việc xây dựng nhân cách, gieo mầm yêu thương và kiến tạo tương lai cho đất nước.
Tôi tin rằng, với niềm đam mê, tài năng và tấm lòng của mình, Thầy Nam sẽ tiếp tục chắp cánh cho bao ước mơ của học trò, góp phần tạo dựng một nền giáo dục tiên tiến, một xã hội công bằng và văn minh. Hãy cùng nhau lan tỏa tinh thần “dạy và làm gương” mà thầy đã dày công vun đắp, để mỗi người trong chúng ta đều có thể trở thành ngọn đuốc soi sáng, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Suy cho cùng, khi viết bài dự thi này, tôi đã gửi gắm niềm hy vọng rằng, hình ảnh của Thầy Đỗ Hoài Nam sẽ là minh chứng sống động cho giá trị của lòng nhân ái, của sự cống hiến và của tình người. Hãy để tấm gương ấy tiếp tục lan tỏa, không chỉ trong lòng học trò, đồng nghiệp, mà còn trong mỗi con người chúng ta – những người đang, sẽ và luôn chung tay xây dựng một tương lai tươi sáng cho đất nước Việt Nam.
Với lòng cảm phục và biết ơn, chúng ta xin được tôn vinh Thầy Đỗ Hoài Nam – người dạy Toán không chỉ bằng trí tuệ mà còn bằng trái tim, người truyền lửa cho bao tâm hồn trẻ và là biểu tượng sống động của tinh thần “sống có lý, làm có tâm” trong thời đại mới.